Đặc điểm Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt

Một đầu máy hơi nước ở Ga Đà Lạt.

Để qua được đèo dốc người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy. Tuyến đường có 16 km đường sắt răng cưa, vượt độ cao 1.500m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Vượt qua 5 hầm, có hầm dài đến 600m và nhiều cầu xe lửa khác. Đường sắt được vận hành bằng 11 đầu máy hơi nước hiệu Fuka của Thuỵ Sĩ.

Nhà ga Đà Lạt được xây dựng và hoàn thành vào năm 1938. Một nhà ga đẹp, kiến trúc từ thời Pháp thuộc gần như còn nguyên vẹn với ba mái vút cao xuất phát từ ý tưởng của hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron mô phỏng ngọn núi Lang Biang. Xưa mỗi ngày có hai đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt – Nha Trang, Đà Lạt – Sài Gòn với ba toa khách, một toa tàu hàng và ngược lại. Hành khách bao giờ cũng đông với phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Nếu đi từ Sài Gòn sẽ mất khoảng nửa ngày để đến Đà Lạt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt http://www.mekongexpress.com/vietnam/general/maps/... http://www.mekongexpress.com/vietnam/general/maps/... http://www.mekongexpress.com/vietnam/general/maps/... http://www.mekongexpress.com/vietnam/general/maps/... http://www.mekongexpress.com/vietnam/general/maps/... http://www.mekongexpress.com/vietnam/general/maps/... http://www.mekongexpress.com/vietnam/general/maps/... http://www.mekongexpress.com/vietnam/general/maps/... http://www.vnafmamn.com/photos/railmap.jpg http://www.vnafmamn.com/tracing_shangrila.html